BẢN TIN: Công nghiệp hỗ trợ số 19 năm 2022
Cơ hội phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất xe có động cơ trong tháng 9/2022 tăng 8,3% so với tháng 8/2022 và tăng 27,2% so với tháng 9/2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất của ngành này tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tháng 9/2022, Việt Nam sản xuất, lắp ráp ước đạt 38 nghìn chiếc ô tô, tăng 19,18% so với tháng 8/2022 và tăng 52,6% so với tháng 9/2021. Tổng lượng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước 9 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 329,6 nghìn chiếc, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021. Sản xuất, lắp ráp xe nguyên chiếc tập trung chủ yếu ở các tỉnh như: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, TP. Hải Phòng, Ninh Bình…
Về sản xuất linh kiện phụ tùng: Sản lượng bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ trong 9 tháng đầu năm nay đạt 75,87 triệu bộ, giảm 13,61% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, đứng đầu về sản lượng sản xuất là: TP. Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, TP. Hà Nội…
Sản xuất thiết bị khác dùng cho động cơ của xe có động cơ 9 tháng đạt hơn 33,19 triệu cái, giảm nhẹ (0,62%) so với cùng kỳ năm 2021; được sản xuất chủ yếu tại: TP. Hà Nội, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Đồng Nai…
Ngoài ra, sản xuất phụ tùng khác của xe có động cơ đạt 736,23 triệu cái, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2021; được sản xuất chủ yếu tại: TP. Hà Nội, Đồng Nai, Hưng Yên, Bình Dương, Thái Nguyên…
Những ưu đãi khi nhập khẩu linh kiện rời rạc trước đây là để phục vụ cho Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa bình quân mỗi chiếc xe mới chỉ có dưới 20% là thực sự do Việt Nam sản xuất được. Sự tham gia của các DN hỗ trợ sản xuất trong nước vẫn còn hạn chế, nguyên liệu đầu vào đa phần vẫn phải nhập khẩu. Thực tế cho thấy, DN trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 15- 40% nhu cầu linh kiện cho sản xuất ô tô, phần còn lại phải nhập khẩu. (Trang 10)
Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
Nguồn: Phòng TTCN
-
Cuối tháng 9/2022, FPT Semiconductor- Công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch (trực thuộc FPT Software- Công ty thành viên Tập đoàn FPT) đã chính thức ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn khởi tạo bởi trí tuệ Việt.
-
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử trong tháng 8/2022 đạt trên 4,94 tỷ USD, tăng 25,39% so với tháng trước và tăng 16,49% so cùng kỳ năm 2021. Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử đạt 36,71 tỷ USD, tăng 15,19% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm trên 14,53% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
-
Vừa qua, Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ đã chính thức cấp một bằng sáng chế mới cho Apple. Theo đó, đây là một thiết bị có thể gập lại, đi kèm màn hình có khả năng tự phục hồi các vết xước, hay thậm chí là các vết lõm do quá trình gập mở gây ra.
-
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất xe có động cơ trong tháng 7/2022 tăng 1,3% so với tháng 6/2022 và tăng 3,8% so với tháng 7/2021. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất của ngành này tăng nhẹ (0,8%) so với cùng kỳ năm 2021.