BẢN TIN: Công nghiệp hỗ trợ số 18 năm 2022
FPT sản xuất thành công chip vi mạch “make in Vietnam”
Cuối tháng 9/2022, FPT Semiconductor- Công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch (trực thuộc FPT Software- Công ty thành viên Tập đoàn FPT) đã chính thức ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn khởi tạo bởi trí tuệ Việt. Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói. Trong 2 năm tiếp theo, FPT dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip.
Dòng chip bán dẫn tích hợp (IC- Integrated Circuit) được các kỹ sư của FPT Semiconductor trực tiếp thiết kế và đặt ra cấu trúc, hướng đến phục vụ cho các ngành công nghiệp, sản phẩm cụ thể. Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói.
Khách hàng đầu tiên và hiện là đối tác chiến lược của DN cùng phối hợp để phân phối các sản phẩm chip của FPT Semiconductor ở các thị trường Australia, Đài Loan, Trung Quốc. Không chỉ đưa sản phẩm đến thị trường nước ngoài, FPT Semiconductor định hướng tập trung triển khai, cung cấp chip “Make in Vietnam” đến các tập đoàn trong nước, nhằm phát triển bền vững và góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất các thiết bị cho người dùng tại Việt Nam, trong giai đoạn 2023- 2025.
Trong 2 năm tiếp theo, FPT Semiconductor dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip. Đồng thời, DN đặt kế hoạch đưa ra thị trường thêm 7 dòng chip khác nhau trong năm 2023, phục vụ cho hàng loạt lĩnh vực công nghệ, viễn thông, IoT, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thông minh, công nghệ trên ô tô, năng lượng, điện tử điện lạnh (Trang 25)
Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
Nguồn: Phòng TTCN
-
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử trong tháng 8/2022 đạt trên 4,94 tỷ USD, tăng 25,39% so với tháng trước và tăng 16,49% so cùng kỳ năm 2021. Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử đạt 36,71 tỷ USD, tăng 15,19% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm trên 14,53% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
-
Vừa qua, Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ đã chính thức cấp một bằng sáng chế mới cho Apple. Theo đó, đây là một thiết bị có thể gập lại, đi kèm màn hình có khả năng tự phục hồi các vết xước, hay thậm chí là các vết lõm do quá trình gập mở gây ra.
-
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất xe có động cơ trong tháng 7/2022 tăng 1,3% so với tháng 6/2022 và tăng 3,8% so với tháng 7/2021. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất của ngành này tăng nhẹ (0,8%) so với cùng kỳ năm 2021.
-
Sau hai năm bị ảnh hưởng do dịch bệnh, trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành công nghiệp chế tạo nói chung và ngành cơ khí chế tạo nói riêng ghi nhận những dấu hiệu phát triển tích cực với chỉ số sản xuất tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 6/2022, chỉ số sản xuất sản phẩm cơ khí của Việt Nam tăng 4,8% so với tháng 5/2022 và tăng 3,5% so với tháng 6/2021.