BẢN TIN: Công nghiệp hỗ trợ số 05 năm 2022
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất xe có động cơ trong tháng 02/2022 giảm 17,7% so với tháng 01/2022, nhưng tăng 21,5% so với tháng 02/2021. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất của ngành này tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2022, nước ta sản xuất được rất nhiều linh kiện phụ tùng ô tô, trong đó sản xuất bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ đạt trên 16,6 triệu bộ, giảm 10,77% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, đứng đầu về sản lượng sản xuất là tỉnh như: TP. Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, TP. Hà Nội….
Sản xuất phụ tùng khác của xe có động cơ đạt 164,78 triệu cái, giảm 11,21% so với cùng kỳ năm trước, được sản xuất nhiều nhất tại TP. Hà Nội, Đồng Nai, Hưng Yên, Thái Nguyên. Đáng chú ý, sản lượng của tỉnh Nam Định tăng cao (425%) so với cùng kỳ. Ngoài ra, sản lượng sản xuất thiết bị khác dùng cho động cơ của xe có động cơ trong 2 tháng đầu năm nay đạt trên 6,7 triệu cái, giảm 10,89% so với cùng kỳ năm 2021; được sản xuất chủ yếu tại: TP Hà Nội, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Đồng Nai…
Theo Bộ Công Thương, hiện nay chi phí sản xuất ô tô trong nước cao hơn các quốc gia trong khu vực từ 10 - 20% khiến giá thành xe sản xuất trong nước chịu nhiều bất lợi so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN, vốn đã có thị trường và ngành công nghiệp ô tô đi trước rất lâu; các linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ô tô hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài - phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm… từ đó ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Việt Nam đang phát huy mọi tiềm lực sẵn có để đẩy mạnh ngành sản xuất ô tô theo hướng tự chủ. Trong tương lai, nền công nghiệp xe hơi quốc nội sẽ phát triển bắt kịp tốc độ chung của toàn cầu. Mục tiêu chung trong“Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam năm 2020, tầm nhìn đến 2030” đã nêu rõ: Sản xuất xe hơi là ngành tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Do đó, rất cần được khuyến khích phát triển bằng các chính sách nhất quán, ổn định và dài hạn để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa. Để ngành ô tô phát triển xứng đáng với tiềm năng sẵn có, cần những chính sách cụ thể tạo động lực để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có những bước chuyển mình rõ rệt từ lắp ráp đơn thuần sang sản xuất chủ động.
Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
Nguồn: Phòng TTCN
-
Năm 2022, ngành nhựa được đánh giá là có nhiều triển vọng tăng trưởng nhờ việc Việt Nam ký kết hàng loạt các FTA thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, RCEP) giúp mở ra cơ hội thu hút đầu tư không chỉ ở các nước đối tác FTA mà cả các nước khác (để đầu tư sản xuất hàng hóa tại Việt Nam và xuất khẩu đi tận dụng các cơ hội của FTA).
-
Chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, công nghiệp điện tử Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế cũng như vai trò quan trọng trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.
-
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất sản phẩm ngành cơ khí năm 2021 chỉ tăng 0,4% so với năm 2020. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành cơ khí đạt sản lượng cao gồm có
-
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may đã vượt lên khó khăn, duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021.