BẢN TIN: Công nghiệp hỗ trợ số 03 năm 2022
Chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, công nghiệp điện tử Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế cũng như vai trò quan trọng trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.
Theo Tổng cục Thống kê, tháng 01/2022, chỉ số sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 8,2% so với tháng 12/2021 và giảm 5% so với tháng 01/2021.
Về sản xuất sản phẩm CNHT ngành điện tử trong tháng đầu năm nay, một số sản phẩm có sản lượng tăng so với cùng kỳ năm 2021 là: Loa đã hoặc chưa lắp vào hộp loa tăng mạnh 119,97%; ống camera truyền hình; bộ chuyển đổi hình ảnh và bộ tăng cường hình ảnh; ống đèn âm cực quang điện khác tăng 39,4%; bộ phận của các linh kiện điện tử khác chưa được phân vào đâu tăng 10,78%; dây dẫn điện khác dùng cho hiệu điện thế ≤ 1000V tăng 10,69%. Ngược lại, một số sản phẩm có sản lượng giảm là: Thiết bị bảo vệ mạch điện khác dùng chođiện áp ≤ 1000 V chưa được phân vào đâu giảm40,79%; tai nghe không nối với micro giảm 32,23%; mạch điện tích hợp giảm 31,43%; cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục khác giảm 19,28%; dây cách điện đợn dạng cuộn bằng đồng giảm 16,69%…
Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp có nhiều điểm sáng tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, song thực tế cho thấy ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử và phụ thuộc phần lớn vào các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong khi, doanh thu ngành công nghiệp phần cứng và điện tử hiện chiếm khoảng 90% toàn ngành công nghệ thông tin, nhưng giá trị được nắm giữ chủ yếu bởi các DN FDI, các DN trong nước chỉ tập trung vào lắp ráp và thực hiện những dịch vụ thương mại.
Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
Nguồn: Phòng TTCN
-
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất sản phẩm ngành cơ khí năm 2021 chỉ tăng 0,4% so với năm 2020. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành cơ khí đạt sản lượng cao gồm có
-
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may đã vượt lên khó khăn, duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021.
-
Sang tháng 4/2020, tình hình dịch bệnh bùng phát tại châu Âu và Mỹ, các đối tác ở 2 thị trường này tiếp tục đồng loạt cắt đơn hàng với số lượng lớn hơn, đề nghị giãn thời gian giao hàng tới 3 - 4 tháng, chờ thị trường phục hồi trở lại
-
Ngành sản xuất ô tô là một trong những ngành bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong quý 1/2020. Hàng trăm nhà sản xuất lớn quy mô toàn cầu có liên kết mật thiết với chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạm ngừng sản xuất tại Trung Quốc và chấp nhận kịch bản doanh số sẽ sụt giảm ít nhất trong nửa đầu năm 2020.