VITIC
Bản tin Công nghiệp hỗ trợ

BẢN TIN: Công nghiệp hỗ trợ số 01 năm 2022

11/01/2022 10:31

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) dệt may đã vượt lên khó khăn, duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2021, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 8,3% so với năm 2020. Trong đó, chỉ số sản xuất sợi tăng 8,4% và chỉ số sản xuất vải dệt thoi tăng 7,2%.

Về sản xuất các mặt hàng CNHT ngành dệt may: Sản lượng các mặt hàng sợi năm 2021 đều tăng trưởng nhưng ở mức không cao. Trong đó, sợi tơ (filament) tổng hợp đạt sản lượng cao nhất hơn 1,5 triệu tấn, tăng 1,16% so với năm 2020. Tiếp đến là sợi xe từ các loại sợi tự nhiên đạt trên 992,2 nghìn tấn, tăng 8,9%; sợi từ bông (staple) tổng hợp có tỷ trọng của loại bông này dưới 85% đạt 204,82 nghìn tấn, tăng 7,81%.

Về sản xuất vải trong năm 2021: Vải dệt thoi từ sợi tơ (filament) nhân tạo có sản lượng đạt cao nhất 606,4 triệu m2, đây cũng là sản phẩm vải duy nhất có sản lượng giảm so với cùng kỳ năm 2020 (giảm 8,95%). Các sản phẩm khác có sản lượng tăng là vải dệt thoi từ sợi bông có tỷ trọng bông từ 85% trở lên đạt 471,8 triệu m2, tăng 0,7%; vải dệt thoi từ sợi tơ (filament) tổng hợp đạt gần 321,6 triệu m2, tăng khá (13,43%); vải dệt thoi khác từ sợi bông đạt 109,43 triệu m2, tăng 7,28%

Năm 2021, ngành dệt may đã về đích với 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,2% so với năm trước. Nhưng xét về thị phần, dệt may Việt Nam không có sự cải thiện. Trong số các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam năm 2021, ngoài Mỹ, có sự phục hồi bằng năm 2019 với khoảng 100 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc; các thị trường lớn còn lại của dệt may Việt Nam khả năng phục hồi thấp, thậm chí thấp hơn năm 2020. Điều này tiếp tục là thách thức cho ngành năm 2022.
 
Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
  •  Công nghiệp hỗ trợ dệt may ảnh hưởng do nhu cầu giảm tại Mỹ và EU
    Sang tháng 4/2020, tình hình dịch bệnh bùng phát tại châu Âu và Mỹ, các đối tác ở 2 thị trường này tiếp tục đồng loạt cắt đơn hàng với số lượng lớn hơn, đề nghị giãn thời gian giao hàng tới 3 - 4 tháng, chờ thị trường phục hồi trở lại
  • Kiến nghị nhiều giải pháp hỗ trợ DN vượt khó
    Ngành sản xuất ô tô là một trong những ngành bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong quý 1/2020. Hàng trăm nhà sản xuất lớn quy mô toàn cầu có liên kết mật thiết với chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạm ngừng sản xuất tại Trung Quốc và chấp nhận kịch bản doanh số sẽ sụt giảm ít nhất trong nửa đầu năm 2020.
  • Hải Dương kêu gọi đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ
    Theo báo cáo của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, hiện nay, toàn tỉnh có 18 Khu công nghiệp (KCN), trong đó có 10 KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 80%, ngoài ra có 45 cụm công nghiệp.
  • Công nghiệp Hỗ trợ ôtô; Chú trọng đầu tư vào công nghệ sản xuất
    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 01 năm 2020, sản lượng các sản phẩm CNHT ngành ô tô giảm so cùng kỳ năm 2019 như: Bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ đạt gần 9 triệu bộ, giảm 17,37%
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.996.137