Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định số 197/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) giai đoạn 2022 – 2026.
Kế hoạch được ban hành nhằm cụ thể hóa và triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Hiệp định này đầy đủ, hiệu quả.
Kế hoạch tập trung triển khai 3 nhiệm vụ chính là: xây dựng pháp luật, thể chế; tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP; nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP.
Về công tác xây dựng pháp luật, thể chế, trong Kế hoạch, Bộ Công thương xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thực hiện Hiệp định RCEP; tiếp tục thực hiện rà soát pháp luật trong nước trong quá trình thực hiện Hiệp định RCEP nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật khác để phù hợp với yêu cầu của Hiệp định.
Phối hợp với các nước thành viên Hiệp định RCEP để xây dựng, hoàn thiện các thiết chế cần thiết để thực hiện Hiệp định.
Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, Bộ sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, tập trung vào việc phổ biến, giới thiệu nội dung Hiệp định RCEP. Xuất bản các ấn phẩm giới thiệu, phân tích tổng thể và chi tiết các cam kết của Hiệp định RCEP trong một số lĩnh vực, ngành hàng cụ thể cho các hiệp hội, doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể, ngành hàng cụ thể; phân tích cơ hội tận dụng Hiệp định để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP, Bộ Công thương nghiên cứu, xây dựng và triển khai các phương án phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu cho các ngành hàng và dịch vụ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.
Bộ Công thương sẽ xây dựng các chương trình phát triển thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng và lợi thế của Việt Nam vào thị trường các nước thành viên Hiệp định RCEP; xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại tại các nước thành viên Hiệp định RCEP..
RCEP là FTA thế hệ mới với 15 thành viên, gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu.
Theo Bộ Công thương, RCEP có hiệu lực sẽ góp phần đa phương hóa các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, nhất là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Hiệp định cũng thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bất ổn gần đây. Việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử... và tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/ban-hanh-ke-hoach-thuc-hien-hiep-dinh-rcep.html
-
Ngày 08 tháng 3 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về việc gia hạn thực hiện Bản thoả thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2019-2020 cho giai đoạn 2021-2022.
-
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
-
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư hướng dẫn về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường.
-
Ngày 15 tháng 01 năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu để hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len