Bắc Giang tăng cường xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại các thị trường lớn thông qua sàn thương mại điện tử
Cuối năm 2023 đến nay, thời tiết diễn biến bất thường, không thuận lợi cho cây vải đến kỳ ra hoa; dẫn tới sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang năm 2023 giảm so với năm trước. Dự báo sản lượng vải toàn tỉnh trong năm 2024 đạt khoảng 100.000 tấn; thời gian thu hoạch vải thiều từ ngày 20/5, kết thúc cuối tháng 7/2024. Năm 2024, giá bán vải thiều dao động từ 25.000 – 70.000 đồng/kg. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đang duy trì và kiểm soát chặt chẽ 223 mã vùng trồng vải thiều phục vụ xuất khẩu với diện tích gần 17.200 ha và 40 cơ sở đóng gói quả vải tươi xuất khẩu.
Để thúc đẩy đầu ra cho vải thiều, ngay từ đầu năm 2024, được sự hỗ trợ của các cục, vụ của Bộ Công Thương, tham tán kinh tế, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; các bộ, ngành Trung ương, các cơ quan chức năng tỉnh, thành phố bạn, tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh việc trao đổi, thúc đẩy hợp tác với chính quyền, cơ quan chức năng, doanh nghiệp của các nước, vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…; Đồng thời, thường xuyên liên hệ, trao đổi với các chợ đầu mối, hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị lớn trong nước để kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều; chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất phục vụ công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều…
Ảnh: Báo Công Thương
Tại “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2023”; đầu tháng 5/2024, nhờ sự hỗ trợ của Bộ Công Thương đã giúp tỉnh Bắc Giang tổ chức giao thương kết nối rất thành công với thị trường Trung Quốc.
Không chỉ sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các ngân hàng cũng chung tay để hỗ trợ tiêu thụ vải thiều. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong tỉnh chuẩn bị hơn 2 nghìn tỷ đồng cho khách hàng vay để chế biến, tiêu thụ vải thiều. Theo đó, ngay từ đầu vụ, các chi nhánh ngân hàng thương mại trong tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch cân đối, ưu tiên nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận vay vốn thuận lợi nhất.
Thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ vải thiều qua thương mại điện tử
Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, để nâng cao chất lượng vải xuất khẩu, Bắc Giang luôn nhất quán chỉ đạo xuyên suốt từ tỉnh tới cơ sở, là sản xuất các sản phẩm nông sản có chất lượng vượt trội, đặc trưng riêng có, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng.
Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung vào các giải pháp như sau:
-
Triển khai các bước để thực hiện chiếu xạ vải thiều xuất khẩu sang Hoa kỳ được thực hiện tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội;
-
Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Bắc Giang kết nối, tiếp cận, đàm phán, ký kết hợp tác để xuất khẩu vải thiều sang các thị trường quốc tế…;
-
Bắc Giang mong muốn được Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của các nước tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất khẩu vải thiều; giúp đỡ thúc đẩy việc quảng bá, tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ mời gọi các kênh phân phối, các Tập đoàn bán lẻ của các nước đến tìm hiểu, hợp tác, thu mua tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang;
-
Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp/ngành hàng, các doanh nghiệp, Hợp tác xã các tỉnh, thành phố trong nước: Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, phối hợp với tỉnh Bắc Giang trong thực hiện liên kết vùng, kết nối giao thương, ký kết hợp đồng tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ vải thiều; cung cấp thông tin thị trường; giới thiệu các doanh nghiệp, thương nhân đến tỉnh Bắc Giang khảo sát, thu mua, tiêu thụ vải thiều trong mùa vụ 2024;
-
Đẩy mạnh công tác quảng bá, thông tin rộng rãi đến người tiêu dùng trong và ngoài nước về sản phẩm Vải thiều - đặc sản của tỉnh Bắc Giang, nổi tiếng khắp thế giới về chất lượng, hương vị đặc trưng, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn và bổ dưỡng, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Ngày 20/6/2024, Triển lãm thương mại ngành dịch vụ ô tô Việt Nam Automechanika 2024 đã diễn ra tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.
-
Theo Công ty Balaji Enterprises (Ấn Độ)- đơn vị tổ chức Triển lãm quốc tế lần thứ 6 về Denim, dệt kim và chuỗi cung ứng quần áo thể thao (Denimsandjeans), Việt Nam đã xuất khẩu hơn 65-70 triệu sản phẩm quần áo denim mỗi năm và số lượng này dự kiến sẽ tăng lên vào năm 2024, với các đơn đặt hàng lớn đang đến và ngày càng nhiều đầu tư được thực hiện để tận dụng EVFTA.
-
Trong năm tháng đầu năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng bất ổn an ninh, chính trị leo thang tại một số quốc gia, khu vực, tiềm ẩn rủi ro tới sự ổn định và phát triển kinh tế toàn cầu; kinh tế thế giới bước đầu phục hồi nhưng còn chậm; thiên tai, biến đổi khí hậu tác động tới kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia.
-
Sản xuất công nghiệp tháng Năm tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực hơn so với tháng trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Năm ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.Tính chung năm tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước