Ấn Độ ban hành các quy định mới về việc xác minh xuất xứ hàng hóa
Ngày 21 tháng 8 năm 2020, Bộ Tài chính Ấn Độ ban hành Thông báo số 81/2020-Customs (N.T.) và Thông tư số 38/2020-Customs quy định về việc xác minh xuất xứ hàng hóa theo các Hiệp định thương mại mà Ấn Độ là thành viên. Các quy định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 21 tháng 9 năm 2020.
Theo đó, cơ quan hải quan Ấn Độ có thẩm quyền yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thông tin về xuất xứ của lô hàng bao gồm: tờ khai hải quan nhập khẩu, các chứng từ nhập khẩu, chi tiết các thông tin của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), quy trình sản xuất hàng hóa...
Trường hợp nhà nhập khẩu không cung cấp được các thông tin, chứng từ nói trên, cơ quan hải quan Ấn Độ sẽ không cho hưởng thuế ưu đãi và tiến hành xác minh xuất xứ bắt buộc đối với tất cả các lô hàng từ cùng một nhà xuất khẩu cho đến khi đáp ứng yêu cầu xác minh từ hải quan Ấn Độ.
Thông tin về hai quy định nói trên của Ấn Độ tham khảo tại đường link: https://taxguru.in/.../customs-administration-rules....
Cục Xuất nhập khẩu
Bộ Công Thương
-
Tiếp tục tăng cường giám sát các tác động của đại dịch COVID-19 đến thương mại và các biện pháp ứng phó liên quan, Ban Thư ký WTO đã tổng hợp tạm thời thêm một số các biện pháp tạo thuận lợi thương mại của các nước thành viên WTO trước những diễn biến của dịch COVID-19 trong tháng 4/2020 như sau:
-
Để đáp ứng nhu cầu chưa từng có và tăng tốc độ lưu thông qua biên giới các thiết bị y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu hiện nay, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xây dựng và phân loại mã HS đối với một số mặt hàng này.
-
Để có thể xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU, các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nhãn CE (thích ứng với các như quy định của EU) hoặc đáp ứng bộ tiêu chuẩn mà EU đang phối hợp cùng các nước thành viên đưa ra trong trường hợp chưa có nhãn CE để xuất khẩu vào riêng từng quốc gia theo địa chỉ liên kết website:
-
Để thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Cuba giai đoạn 2020-2023, vừa tạo khuôn khổ pháp lý ổn định và thông thoáng, vừa thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương