6 trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 33/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, có 6 trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật.
Miễn phí kiểm dịch thực vật xuất khẩu vào các thị trường mới mở - Ảnh minh họa
Cụ thể, 6 trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật gồm:
1. Kiểm dịch lô hàng giống dùng cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường hợp khối lượng: Nhỏ hơn hoặc bằng 1 kg (hạt giống), nhỏ hơn hoặc bằng 10 cá thể (cành ghép, mắt ghép, hom giống, củ giống) đối với 1 chủng loại giống cho 1 lần nhập khẩu, xuất khẩu.
2. Kiểm dịch sản phẩm thực vật xách tay nhập khẩu để sử dụng trong thời gian đi đường.
3. Kiểm dịch thực vật theo nghi thức ngoại giao khi xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Kiểm dịch thực vật phục vụ các sự kiện của quốc gia.
5. Kiểm dịch thực vật làm quà tặng của Nguyên thủ quốc gia.
6. Kiểm dịch thực vật xuất khẩu vào các thị trường mới mở.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật; thẩm định công nhận hoặc chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thì phải nộp phí theo quy định.
Phí thẩm định cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật như sau: Đối với khảo nghiệm diện rộng và diện hẹp mức phí là 6 triệu đồng/lần; trường hợp khảo nghiệm diện rộng mức thu là 3,5 triệu đồng/lần.
Đối với thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật: Trường hợp đăng ký chính thức mức thu 9 triệu đồng/lần; đăng ký bổ sung, gia hạn mức thu 2,5 triệu đồng/lần; phí thẩm định cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, mức thu 6 triệu đồng/lần…
Tổ chức thu phí gồm Cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm dịch thực vật trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương theo quy định pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Chậm nhất ngày 5 hằng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/7/2021.
Nguồn: Báo Chính phủ điện tử
Link nguồn
-
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.
-
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045, được hỗ trợ hỗ trợ không quá 50% tổng mức đầu tư dự án, tối đa 10 tỷ đồng/dự án.
-
Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí là 500 triệu đồng đối với tổ chức, 250 triệu đồng đối với cá nhân; trong hoạt động xuất bản, hoạt động in là 200 triệu đồng đối với tổ chức và 100 triệu đồng đối với cá nhân.