40 doanh nghiệp và 11 tỉnh, thành phố Việt Nam sẽ xúc tiến xuất khẩu nông sản, thực phẩm… sang Trung Quốc
Chương trình này đồng thời là hoạt động triển khai nội dung Bản ghi nhớ Hợp tác phát triển thương mại giữa Cục Xúc tiến thương mại, 12 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phía Bắc của Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ký ngày 13/7/2018 tại Hội nghị kết nối xúc tiến xuất, nhập khẩu nông sản, trái cây và thủy sản năm 2018 tổ chức tại tỉnh Lào Cai.
Chương trình nhằm: Thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ, góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ, dệt may… Quảng bá thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường và mở rộng kinh doanh sang thị trường Trung Quốc nói chung và với hai địa phương Trung Quốc giáp biên với Việt Nam nói riêng là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam.
11 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc Việt Nam tham gia đoàn gồm Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hải Phòng, Hưng Yên, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La và Yên Bái. Các địa phương này sẽ giới thiệu, quảng bá những sản phẩm nông sản, thực phẩm tiềm năng, thế mạnh của mình tới các nhà nhập khẩu tiềm năng Trung Quốc ở Quảng Tây và Vân Nam, đồng thời 10 trong số 11 tỉnh này sẽ phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại trao đổi, ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển thương mại với Sở Thương mại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
40 doanh nghiệp tham gia đoàn đến từ 20 tỉnh/thành phố của Việt Nam. Trong số này, có nhiều doanh nghiệp tên tuổi của ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam như: Baseafood, Vinamilk, Elovi, Tigifood, Tập đoàn Liên Việt, Friesland Campina Việt Nam, Thực phẩm Tân An… cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu sang Trung Quốc, có mục đích và triển vọng phát triển thị trường Trung Quốc trong các lĩnh vực ngành hàng mục tiêu của Chương trình đoàn.
Có thể nói, đây là đoàn giao dịch thương mại Việt Nam sang Trung Quốc thực hiện các chương trình giao thương, xúc tiến xuất khẩu có quy mô lớn nhất từ trước tới nay do Bộ Công Thương Việt Nam giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh, Sở Thương mại Quảng Tây và Sở Thương mại Vân Nam (Trung Quốc) đồng tổ chức.
Các mặt hàng do các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam sẽ đưa sang Trung Quốc quảng bá, giao thương, kết nối với các đối tác nhập khẩu tiềm năng Trung Quốc trong khuôn khổ chương trình đoàn này gồm: nông sản (chè, cà phê, hạt điều, mắc ca, gạo, ngô, sắn, rau quả, mật ong...), thủy sản, thực phẩm chế biến (sữa, tinh nghệ, khô dầu dừa...), tinh dầu, sản phẩm cao su, mỹ phẩm thiên nhiên, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ các loại... Trong số này, các mặt hàng nông sản, thực phẩm chiếm tới hơn 80%.
Tại Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc), Đoàn sẽ tổ chức Hội nghị giao thương doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) vào ngày 10/6/2019; Khảo sát quy trình vận hành và làm việc với Trung tâm giao dịch hàng nông sản Nam Ninh vào ngày 11/6/2019; Tham dự và giao dịch tại Triển lãm hàng hóa và Diễn đàn Đầu tư – Thương mại Nam Á, Đông Nam Á 2019 tại Côn Minh ngày 12/6/2019; Tổ chức Hội nghị phát triển thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Vân Nam) kết hợp Chương trình giao thương ngày 13/6/2019. Bên cạnh đó, đoàn cũng sẽ tìm hiểu xu hướng tiêu dùng và nhu cầu thị trường Trung Quốc tại Chợ hoa quả và hàng tiêu dùng Côn Minh, Trung tâm Logistic đông lạnh quốc tế ASEAN –Vân Nam, Khu thương mại Asian...
Quảng Tây và Vân Nam là hai địa phương Trung Quốc giáp giới với Việt Nam, có nhiều hoạt động thương mại sôi động với Việt Nam trong thời gian qua. Trong tổng thể quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây với những ưu thế của mình, luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường nội địa Trung Quốc, đồng thời cũng là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang các nước ASEAN.
Thương mại Việt Nam – Quảng Tây luôn chiếm tỷ trọng trên 1/4 tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc. Năm 2018, quy mô thương mại giữa các địa phương Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đạt 26,73 tỷ USD, tăng 7,96% so với năm 2017.
Đối với tỉnh Vân Nam, kim ngạch thương mại hai chiều giữa các địa phương của Việt Nam và Vân Nam đạt trên 4,15 tỷ USD năm 2018, tăng 13% so với năm 2017 và còn rất nhiều dư địa phát triển.
-
Vừa qua, tại Brasilia, thủ đô Bra-xin, Đại sứ quán Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao Bra-xin long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bra-xin. Bra-xin thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng là lúc chúng ta bắt đầu tiến hành với quá trình đổi mới, mở cửa nền kinh tế với thế giới.
-
Chiều 1/6, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công thương, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đã trao Quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau cho ông Huỳnh Vũ Phong.
-
Chiều 31/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019 để cung cấp cho báo chí nhiều thông tin về những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Cùng dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, LĐTB&XH, NN&PTNT, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, và đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí, thông tấn.
-
Theo đó, từ 15h ngày 01/6/2019, Xăng RON95-III giảm 380 đồng/lít; Xăng E5RON92 giảm 269 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S giảm 220 đồng/lít; Dầu hỏa giảm 197 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S giảm 182 đồng/kg