30 năm quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam Bra-xin
Trong 30 năm qua, với chính sách mở cửa, hướng ra xuất khẩu nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc, nhất là về kinh tế đối ngoại. Cho đến nay, Việt Nam là một thành viên rất tích cực của hầu hết tất cả các tổ chức, định chế tài chính thương mại trên thế giới. Trong đó, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), là nước tiên phong trong việc tham gia, đàm phán các FTA thế hệ mới. Các FTA mà Việt Nam tham gia đang chiếm tới 80% thương mại quốc tế của chúng ta.
Là các thành viên tích cực, và là đầu tầu (Bra-xin là nước có ảnh hưởng nhất trong Khối Thị trường chung Nam Mỹ - Mercosur) của các khu vực thị trường chung năng động và giầu tiềm năng, Việt Nam và Bra-xin có những lợi thế thương mại quốc tế bổ sung lẫn nhau to lớn. Những năm gần đây, Việt Nam vươn lên là đối tác thương mại hàng đầu của Bra-xin trong ASEAN. Ngược lại, Bra-xin cũng là đối tác thương mại lớn nhất, quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ.
Trao đổi thương mại đạt nhiều kết quả cao
Thời kỳ đầu từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, trong 15 năm đầu tiên, trao đổi thương mại giữa hai nước còn hạn chế do điều kiện địa lý xa xôi, kinh tế đối ngoại của Việt Nam chưa thực sự phát triển. Giai đoạn 1989 - 2004, mỗi nước chỉ xuất khẩu và nhập khẩu từ nước kia vài chục triệu USD giá trị hàng hóa các loại, trị giá tuyệt đối kim ngạch mỗi năm tăng vài triệu USD mỗi năm, diện hàng hóa xuất nhập khẩu còn rất đơn điệu.
Cụ thể, năm 2004, kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Bra-xin mới chỉ đạt 70,0 triệu USD. Trong đó, Việt Nam xuất sang Bra-xin đạt 32,0 triệu USD, Việt Nam nhập khẩu từ Bra-xin đạt 38,0 triệu USD.
Trong 15 năm kể lại đây, cùng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam với chiến lược sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu và có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu của Việt Nam sang Bra-xin mỗi năm tăng về trị giá tuyệt đối hàng trăm triệu USD. Ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Bra-xin cũng tăng mạnh, nhất là các nguyên liệu phục vụ cho ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm và chế biến xuất khẩu. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bra-xin đạt 2.321 triệu USD (tăng 72 lần so với năm 2004), kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Bra-xin đạt 1.932 triệu USD (tăng 50 lần so với năm 2004).
Xét về diện hàng hóa xuất khẩu, năm 2004, Việt Nam mới chỉ có 07 mặt hàng, nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Bra-xin trên 1,0 triệu USD, đó là: ngũ cốc, thiết bị điện tử, giầy dép, sản phẩm cao su, khoáng sản, va li-túi xách, hàng dệt may. Năm 2018, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 triệu USD sang Bra-xin lên đến 35 hàng hóa, nhóm hàng hóa các loại. Các mặt hàng có kim ngạch trên 10,0 triệu USD gồm: điện thoại - thiết bị điện tử, giầy dép, máy móc-phụ tùng, hàng thủy sản, sản phẩm cao su, sợi nhân tạo - sơ sợi, nguyên phụ liệu dệt may-giầy dép, sản phẩm nhựa, sản phẩm kim khí, đồ chơi các loại....
Về nhập khẩu, năm 2004, Việt Nam mới chỉ nhập khẩu 08 nhóm hàng hóa có kim ngạch trên 1,0 triệu USD từ Bra-xin. Đáng chú ý là những năm trước đây, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều hàng hóa công nghiệp và chế biến và điện tử từ Bra-xin thì những năm gần đây, Việt Nam đã không còn nhập khẩu những mặt hàng này mà ngược lại những mặt hàng này chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Bra-xin. Thay vào đó, Việt Nam đang có xu hướng nhập khẩu nhiều các mặt hàng cơ bản, các mặt hàng nông nghiệp, khoáng sản từ Bra-xin để phục vụ sản xuất và nuôi trồng trong nước. Gần đây, Việt Nam là nước nhập khẩu ngô lớn từ Bra-xin với lượng nhập khẩu đạt 5-7 triệu tấn, kim ngạch đạt trên 1,0 tỉ USD, các mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng đang được nhập khẩu nhiều với sản lượng hàng triệu tấn mỗi năm.
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu mang tính bổ sung lẫn nhau cao
Nhìn vào yếu tố sản xuất, thương mại hàng hóa của Việt Nam và Bra-xin bổ sung lẫn nhau là chủ đạo, cạnh tranh trực tiếp không đáng kể. Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng năng độ, cần nhiều nguyên liệu đầu vào cho chế biến xuất khẩu nên chủ yếu nhập từ Bra-xin các sản phẩm cơ bản (nông nghiệp, khoáng sản - cột màu vàng trong biểu đồ trên). Bra-xin có thị trường tiêu dùng nội địa lớn, cần nhiều hàng tiêu dùng và sản phẩm của công nghiệp chế biến, chế tạo (cột màu ghi trong biểu đồ). Đây là một trong những nét nổi bật nhất, tạo động lực cho quan hệ kinh tế - thương mại có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại Bra-xin
Để tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại song phương Việt Nam - Bra-xin, sau hơn 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Bộ phận Thương vụ (thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Bra-xin) tại thành phố São Paulo, là thành phố lớn nhất Nam Mỹ, trung tâm kinh tế-tài chính-thương mại của Bra-xin, bang São Paulo đóng góp tới 1/4 GDP có quy mô trên 2.000 tỉ USD của Bra-xin.
Trong thời gian hoạt động tại nước sở tại, Thương vụ Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc mở rộng quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước. Thương vụ đã xây dựng các kênh thông tin hiệu quả tới các vùng miền nước sở tại, thông qua trao đổi, ký biên bản ghi nhớ với các Hiệp hội thương mại tại các địa phương. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả: nhanh chóng phản hồi các thông tin tìm kiếm bạn hàng của các doanh nghiệp trong nước; trực tiếp tổ chức nhiều lượt doanh nghiệp nhập khẩu nước sở tại sang tìm nguồn hàng tại Việt Nam; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm đối tác, xây dựng chương trình làm việc, tham gia Hội chợ, triển lãm tại Bra-xin.
Về công tác tháo gỡ rào cản thương mại cho hàng xuất khẩu: giữ liên hệ chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại nhằm tìm hiểu các động thái của phía bạn đối với những mặt hàng bạn quan tâm; phối hợp với các doanh nghiệp liên quan nhằm khẩn trương cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của phía Bạn. Nhờ cung cấp thông tin kịp thời, phần nào làm chậm lại đà suy giảm kim ngạch xuất khẩu thủy sản do phía Bạn tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa; kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực có chiều hướng tăng khả quan.
Khuyến nghị một số định hướng hợp tác trong thời gian tới
Cần tiếp tục duy trì cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế - thương mại (UBHH). Bộ Công Thương Việt Nam được Chính phủ giao làm do Chủ tịch phân ban rất quan tâm thúc đẩy triển khai các hoạt động liên quan. Trong thời gian qua, các Kỳ họp của UBHH với Bra-xin đã được tiến hành 2 lần đều tại Bra-xin. Tuy nhiên, Kỳ họp lần gần đây nhất (Kỳ họp thứ II) đã diễn ra từ năm 2014, kể từ đó đến nay nhiều vấn đề trong kinh tế, thương mại phát sinh như vấn đề hợp tác các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản, vấn đề hàng rào thuế quan và phi quan thuế, phòng vệ thương mại kể cả những vẫn đề về hợp tác quốc phòng, phòng chống tội phạm, giáo dục cũng được hai bên hết sức quan tâm cần thiết phải có UBHH để tập hợp, thống nhất cùng báo cáo lên Chính phủ hai nước giải quyết.
Về hợp tác chuyên ngành: ưu tiên thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng. Cụ thể, trong nông nghiệp các Hiệp hội ngành hàng lớn như cà phê, hạt tiêu cần tích cực trao đổi thông tin về mùa vụ, sản lượng, thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật và nghiên cứu giống...Các Hiệp hội chăn nuôi cần tiếp tục trao đổi tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm theo hướng mở ra nguồn cung thịt bò (thế mạnh chủ đạo trong nông nghiệp Bra-xin) vào thị trường Việt Nam. Ngược lại, các Hiệp hội Bra-xin sẽ tích cực, chủ động trong việc thúc đẩy sản phẩm thủy sản như phi-lê cá, tôm vào thị trường Bra-xin.
Các cơ quan chức năng cần tích cực triển khai các hoạt động cần thiết nhằm mở cửa thị trường một số hàng hóa mà hai bên có thế mạnh cũng như để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hai nước. Phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin về các vụ việc phòng vệ thương mại.
Về hợp tác trong khuôn khổ đa phương: Bra-xin là đầu tầu của khu vực và có vai trò dẫn dắt trong các hoạt động đa phương nên nước này có xu hướng ưu tiên tập thể cụ thể ở đây là Mercosur trong chính sách mở cửa thị trường của mình. Việt Nam và Bra-xin hoàn toàn có thể cùng nghiên cứu khuyến nghị để Chính phủ hai nước tiếp tục các bước nhằm tiến tới đàm phán các Hiệp định thương mại theo cơ chế đa phương hoặc song phương mà hai bên thấy hợp lý.
30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bra-xin, bên cạnh việc mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác trên tất cả các mặt, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước là một trong những kết quả nổi bật nhất và đang có xu hướng thay đổi về chất (sau khi đã nhảy vọt về lượng như đã phân tích ở trên), hợp tác kinh tế-thương mại sẽ tiếp tục khai thác tốt lợi thế so sánh của mỗi nước, bổ sung cho nhau, tạo đà cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước.
-
Chiều 1/6, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công thương, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đã trao Quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau cho ông Huỳnh Vũ Phong.
-
Chiều 31/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019 để cung cấp cho báo chí nhiều thông tin về những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Cùng dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, LĐTB&XH, NN&PTNT, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, và đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí, thông tấn.
-
Theo đó, từ 15h ngày 01/6/2019, Xăng RON95-III giảm 380 đồng/lít; Xăng E5RON92 giảm 269 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S giảm 220 đồng/lít; Dầu hỏa giảm 197 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S giảm 182 đồng/kg
-
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp ở Na Uy và Thụy Điển, hai bên cũng đã ký kết nhiều biên bản Thỏa thuận hợp tác và biên bản ghi nhớ trong các lĩnh vực khác nhau. Nhân dịp này, phóng viên có dịp phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về kết quả chuyến đi tại Na Uy và Thụy Điển.