VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ sau khi khống chế được dịch bệnh

20/09/2021 08:34

Thương mại, dịch vụ (TMDV) là một trong những ngành kinh tế chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Hàng loạt cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch khiến nhiều doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh điêu đứng, thậm chí phá sản. Trước những khó khăn, thách thức trên, Sở Công thương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm chủ động khôi phục, thúc đẩy phát triển TMDV sau đại dịch.

Trong giai đoạn 2021-2025, Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tăng trưởng ngành dịch vụ trung bình 8-8,5%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến năm 2025 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 31 nghìn tỷ đồng so với năm 2020, bình quân giai đoạn 2021-2025 tăng 10%/năm.

Cùng với đó, tập trung đầu tư thúc đẩy phát triển TMDV theo hướng văn minh, hiện đại cùng với hệ thống chợ truyền thống, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố Vĩnh Phúc trong tương lai.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào đầu tháng 5/2021, UBND tỉnh đã phải ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành và đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện công tác phòng, chống dịch; đồng thời, phải thực hiện" mục tiêu kép" vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Theo đó, tất cả các cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực TMDV (du lịch, giải trí, ăn uống, lưu trú, vận tải...) phải tạm dừng hoạt động. Đặc biệt, thành phố Vĩnh Yên đã phải thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và một số địa phương khác cũng đã phải thực hiện cách ly để thực hiện công tác phòng, chống dịch... việc này đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của TMDV trong năm 2021.

Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh TMDV đều giảm so với cùng kỳ, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành. Tính riêng tháng 8/2021, doanh thu lĩnh vực này đã giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu so với 8 tháng năm 2019, thời điểm chưa xuất hiện dịch Covid-19, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành giảm hơn 50% doanh thu.

Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Ngọc Phi chia sẻ: "Những tác động của đại dịch Covid-19 lên các ngành kinh tế là rất lớn, nhất là ngành TMDV.

Vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo tốt các yêu cầu phòng, chống dịch với các lĩnh vực được phép hoạt động kinh doanh; triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước với các cơ sở, cá nhân bị ảnh hưởng để nhanh chóng vượt qua khó khăn, Sở Công thương đang tích cực rà soát, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để khôi phục, thúc đẩy phát triển TMDV ngay sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động kinh tế được thực hiện trong điều kiện bình thường mới".

Trong đó, chủ động tham mưu tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ, thu hút đầu tư, củng cố hệ thống hạ tầng thương mại, đổi mới phương thức kinh doanh ở thị trường trong nước, trọng tâm là cơ chế, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực như lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại... để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Phát động các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như các phiên chợ hàng Việt, các điểm bán hàng lưu động, đưa hàng Việt về khu vực nông thôn, khu công nghiệp, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Cùng với các hình thức xúc tiến thương mại theo phương thức truyền thống, Sở Công thương sẽ triển khai các hình thức xúc tiến thương mại áp dụng các công cụ trực tuyến để duy trì thị trường, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp và đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.

Tăng cường phối hợp liên kết thị trường cung-cầu hàng hóa giữa các tỉnh thành, ưu tiên phát triển thị trường trong nước. Triển khai có hiệu quả kế hoạch xúc tiến thương mại, kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) của tỉnh Vĩnh Phúc, xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử, hoạt động kinh doanh trên nền tảng công nghệ số...

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Ngọc Phi, do tác động từ đại dịch Covid-19, các hình thức kinh doanh TMDV có xu hướng thay đổi từ phương thức kinh doanh theo hình thức truyền thống sang phương thức kinh doanh ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số.

Và để thích ứng với thực tế này, biến khó khăn thành cơ hội, động lực để phát triển, các doanh nghiệp hoạt động TMDV cần phải chủ động tận dụng cơ hội từ các nền tảng số, các hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các đối tác và xu hướng sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu, tập trung đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực thương mại điện tử để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Năng động hơn nữa trong tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong hội nhập quốc tế; nỗ lực tham gia chuỗi giá trị, mạng sản xuất toàn cầu dựa trên kết nối, lựa chọn đối tác hiệu quả.

Tăng cường học hỏi và biết cách huy động vốn trong một thị trường tài chính đa dạng, cùng với chuyên nghiệp hóa trong ứng xử, tuân thủ tốt các quy định, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, người lao động.

Tập trung quảng bá, xây dựng thương hiệu, thể hiện trách nhiệm xã hội, tăng cường đồng hành với Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, góp phần hoàn thiện chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh…
 

Nguồn: Sở Công Thương Tỉnh Vĩnh Phúc
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Tăng phòng ngừa, giảm bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada
    Canada hiện là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) nhiều thứ 4 đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhằm hạn chế các rủi ro cho doanh nghiệp, các biện pháp hỗ trợ ứng phó với các biện pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển thị trường xuất khẩu.
  • Sản xuất và tiêu dùng bền vững thích ứng với bối cảnh dịch Covid-19
    Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những tác động lớn tới mọi mặt của đời sống, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế và an toàn sức khỏe, tính mạng của nhiều người trên thế giới. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng mang lại một số hiệu ứng tích cực nhất định, trong đó có nhận thức của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng về sản xuất, tiêu dùng và phát triển bền vững.
  • Tình hình giá cả thị trường Bạc Liêu tuần 37 (từ ngày 13/9/2021 đến ngày 17/9/2021)
    Giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong tuần cụ thể như sau:
  • Khánh Hòa gỡ khó cho tiêu thụ nông sản
    Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh Khánh Hòa đều gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Các sở, ngành, địa phương đã và đang tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn nhằm hạn chế thiệt hại cho người dân.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.094.984