Tình hình sản xuất và nhu cầu nhập khẩu gạo của châu Phi trong năm 2023
Năm 2023, theo dự báo của USDA, sản lượng gạo của châu Phi trong niên vụ 2022/2023 dự báo đạt 24,3 triệu tấn, tăng 1,7% so với niên vụ 2021/2022; trong đó khu vực Bắc Phi ước đạt 3,6 triệu tấn, tăng 23,7% và khu vực châu Phi hạ Sahara ước đạt 20,7 triệu tấn, giảm 1,2%.
Ảnh minh hoạ, nguồn internet
USA cũng ước tính sản lượng gạo tiêu thụ và dự trữ toàn châu Phi trong năm 2023 đạt trên 42,2 triệu tấn, tăng hơn 570 ngàn tấn so với năm 2022, trong đó: (i) Khu vực Bắc Phi đạt khoảng 4,4 triệu tấn, tăng 50 ngàn tấn; (ii) Khu vực châu Phi hạ Sahara đạt khoảng 37,5 triệu tấn, tăng 300 ngàn tấn.
Trong nhiều năm qua, mặc dù diện tích gieo cấy lúa tại châu Phi đã được mở rộng nhưng sản lượng gạo sau thu hoạch tại các nước thuộc châu lục vẫn ở mức thấp so với thế giới và bị hạn chế bởi một số yếu tố như: giống lúa chất lượng thấp, ít cải tiến, điều kiện thời tiết diễn biến thất thường, cơ sở hạ tầng canh tác nông nghiệp kém phát triển, nguồn lực hạn chế, dịch hại, quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản yếu kém... Nhìn chung, sản xuất gạo của châu Phi dự báo sẽ chưa bắt kịp được mức tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân và gia tăng dân số của khu vực.
Gạo nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực của châu Phi, bất chấp những nỗ lực hướng đến khả năng tự cung tự cấp của nhiều nước. Để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn, giảm 4,5%. Nguyên nhân giảm nhập khẩu là do từ nửa cuối năm 2022, nhiều nước tại châu lục đã chủ động nhập khẩu gạo để dự trữ, phòng trường hợp giá lương thực lại tiếp tục tăng do hệ lụy từ xung đột Nga – Ukraine kéo dài.
Trong thời gian tới, nguồn cung cấp gạo chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. Chủng loại gạo nhập khẩu chính của các nước châu Phi bao gồm gạo thơm, gạo trắng và gạo tấm.
Nguồn: Vụ Thị trường châu Á - Châu Phi
Bộ Công Thương
-
Dữ liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, diễn biến giá phân hóa khiến chỉ số hàng hoá MXV- Index chốt tuần mức 2.152 điểm, chỉ giảm 1 điểm so với tuần trước đó.
-
Giá đậu tương nối tiếp đà suy yếu khi mở cửa phiên giao dịch ngày 17/05. Phiên lao dốc hôm qua đã củng cố và mở rộng cho xu hướng giảm mạnh của mặt hàng này trong trung hạn.
-
Mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng trở thành trung tâm logistics có tính hấp dẫn cao, thu hút mạnh các nhà đầu tư thích hợp, làm trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
-
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trải qua tuần giảm thứ tư liên tiếp với 4 phiên giảm trong tuần, kéo chỉ số MXV- Index giảm 3,09% xuống 2.158 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 08/2021.