Những biến động sản phẩm và thị trường thủy sản trong quý I/2023
Hơn 1,8 tỷ USD và con số tăng trưởng âm 27% trong quý I năm nay, cho thấy diễn biến thị trường thủy sản đang khó khăn hơn dự kiến. Bức tranh XK thủy sản có thể sáng dần lên trong quý II và kỳ vọng sẽ phục hồi tốt hơn từ quý III khi thị trường Trung Quốc có sự khởi sắc rõ nét hơn và các DN thủy sản có sự điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và thị trường phù hợp bối cảnh năm 2023.
Ảnh minh hoạ, nguồn internet
Kinh tế Mỹ bất ổn, giá xăng dầu và giá điện đã hạ, nhưng giá thực phẩm vẫn cao. Người dân Mỹ, nhất là tầng lớp thu nhập thấp đã phải thay đổi khẩu phần ăn và các kênh mua thực phẩm. Đã xuất hiện xu hướng nhiều người tiêu dùng cân nhắc chọn thịt gà, thịt bò hoặc thịt lợn để thay cho thủy sản. Các cửa hàng tạp hóa có các chương trình hạ giá thường có tiêu thụ tốt hơn các kênh siêu thị lớn. Ngày càng nhiều người dân lựa chọn phương thức mua thực phẩm về nhà tự nấu để tiết kiệm chi tiêu.
Diễn biến của thị trường lớn nhất đã tác động mạnh đến kết quả XK thủy sản Việt Nam và tình hình kinh doanh của nhiều DN. Với 283 triệu đô la, giảm 51% trong quý I, Mỹ không còn là thị trường thủy sản số 1 của Việt Nam.
Nhật Bản đã vượt Mỹ trở thành thị trường NK lớn nhất của thủy sản Việt Nam, mặc dù XK sang thị trường này giảm 7%, đạt trên 322 triệu USD trong quý I/2023. Cơ cấu thủy sản XK sang Nhật Bản đang nghiêng nhiều về các mặt hàng hải sản như mực, cá nục, cá minh thái, cá ngừ, cá song.
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay, chủ yếu ở phân khúc cá biển, trong đó có phần đáng kể cá nguyên liệu NK từ Nhật về Việt Nam gia công XK trở lại nước này. Do đó, XK hải sản sang Nhật tăng 10%. Trong khi XK các sản phẩm hải sản sang các thị trường lớn khác là Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc, EU đều giảm từ 6% - 45%...
Trung Quốc mở cửa thị trường là sự trông đợi của DN thủy sản, hy vọng bù đắp sự sụt giảm của các thị trường lớn khác. Hai tháng đầu năm nay, NK thủy sản của Trung Quốc từ các nước tăng 32% đạt trên 560 nghìn tấn, với giá trị trên 2,7 tỷ USD, tăng 20%. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ rõ ràng đang tăng lên nhưng giá NK vào thị trường này giảm đã ảnh hưởng đến doanh số của Việt Nam. Riêng cá tra, trong 2 tháng đầu năm nay, Trung Quốc NK 18,4 nghìn tấn với giá trung bình 2,15 USD/kg, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022.
Do vậy, tới hết quý I năm nay, XK thủy sản sang Việt Nam sang thị trường này vẫn thấp hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường EU cũng giảm 29% giá trị NK thủy sản Việt Nam trong quý I, chỉ đạt 210 triệu USD. XK tôm và các sản phẩm hải sản sang EU đều giảm từ 7 – 50%, riêng XK cá tra ổn định hơn, nhờ tăng XK sang thị trường Đức.
XK sang top 5 thị trường lớn nhất trong khối EU gồm Đức, Hà Lan, Bỉ, Italy và Tây Ban Nha đều giảm từ 4-44% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhiều thị trường nhỏ, đặc biệt các nước thuộc khu vực Đông Âu vẫn tăng NK thủy sản Việt Nam, nhất là sản phẩm cá tra. Cụ thể, XK thủy sản sang Ba Lan tăng 49%, sang Lithuana tăng 29%, sang Phần Lan tăng gấp gần 4 lần, sang Rumani tăng 17%...
Quý I năm nay, hầu hết các DN XK tôm, cá tra đều bị sụt giảm mạnh về giá trị XK do khó khăn về thị trường và áp lực chi phí đầu vào quá cao của ngành tôm, cá tra: giá thức ăn, con giống…dẫn đến giá nguyên liệu cao. Đặc biệt, những DN có thị trường truyền thống và chủ lực là Mỹ bị tác động giảm nhiều nhất …
Các DN chế biến và XK hải sản cũng khó khăn vì thiếu nguyên liệu trong nước và lại thêm khó về thị trường EU nên nhiều DN bị sụt giảm doanh số. Tuy nhiên, một số DN vẫn có doanh thu cao hơn so với cùng kỳ nhờ đẩy mạnh hoạt động chế biến gia công các mặt hàng hải sản khai thác, nhất là các loài cá biển.
Bức tranh XK thủy sản có thể sáng dần lên trong quý II và kỳ vọng sẽ phục hồi tốt hơn từ quý III khi thị trường Trung Quốc có sự khởi sắc rõ nét hơn và các DN thủy sản có sự điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và thị trường phù hợp bối cảnh năm 2023.
Nguồn: Vasep.vn
-
Bộ Công Thương đang tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latin, Đông Âu,…
-
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 3/2023 đạt 58,03 tỷ USD, tăng 17,7% tương ứng tăng 8,73 tỷ USD so với tháng trước.
-
Sau thời gian dài đàm phán và hoàn thiện các tiêu chuẩn cần thiết, sáng 19/4, lô khoai lang đầu tiên của Việt Nam được chính thức xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
-
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria đã đạt 63,36 triệu USD,