VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Ngành dệt may Quảng Bình thu hút lao động địa phương sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

28/01/2022 09:46

Đại dịch Covid 19 xuất hiện đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị may trên cả nước, đặc biệt là các đơn vị may xuất khẩu đóng tại địa bàn các tỉnh phía Nam. Với tình hình đó, các đơn vị này có xu hướng chuyển các đơn hàng đến các đơn vị hoạt động trong ngành may tại các tỉnh để tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu vừa để tận dụng nguồn nhân lực sẵn có tại các địa phương vừa giảm rủi ro do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Đại dịch Covid - 19 diễn ra đã kéo theo nhiều hệ lụy, dòng người ly hương phải trở về quê để tránh dịch, trong số đó phần lớn là người ở độ tuổi lao động và điều đáng quan tâm là số lao động này chủ yếu là lao động tự do, lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề. Các lao động này khi về sinh sống tại địa phương có nhu cầu rất lớn về công việc để mưu sinh và yên ổn cuộc sống tại quê nhà.

Trước thực tế đó, các cơ sở công nghiệp nông thôn hoạt động trong lĩnh vực may mặc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã nắm bắt cơ hội, triển khai đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để phát triển sản xuất, tận dụng nguồn lao động đó để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình các doanh nghiệp may lớn như Xí nghiệp May Hà Quảng, Công ty may S&D, Công ty CP Dệt may Huế - Chi nhánh Quảng Bình, Công ty TNHH thương mại May Thăng Long đã tích cực tuyển dụng và sử dụng hiệu quả lao động trở về quê hương do đại dịch Covid. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh cũng đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị và tuyển dụng nhân công đi vào hoạt động ổn định như: Công ty TNHH May Tiến Hùng (Gia Ninh, Quảng Ninh) quy mô gần 500 lao động, đưa vào hoạt động từ tháng 11/2021; Công ty TNHH Xây dựng và May mặc Minh Tuấn (Tân Thủy, Lệ Thủy) đầu tư cơ sở 2 tại xã Mai Thủy quy mô 200 lao động; Công ty TNHH Xây dựng Lâm Minh (Phong Thủy, Lệ Thủy) đầu tư cơ sở 2 tại Phú Thủy quy mô 150 lao động, Công ty TNHH một thành viên may mặc Huỳnh Nhật Phát - Chi nhánh Quảng Bình đầu tư cơ sở sản xuất tại Sơn Thủy, Lệ Thủy quy mô 100 lao động...


Nhà xưởng sản xuất của Công ty TNHH May Tiến Hùng

Với sự đầu tư đồng loạt của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các lao động trở về quê hương do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đã được tiếp nhận, đào tạo và đã có công việc ổn định để sinh sống trên chính quê hương của mình, đồng thời giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh phát triển ngày càng lớn mạnh.

Trong năm 2022, Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi, phát triển sản xuất gắn với việc bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch. Trước mắt sẽ triển khai kế hoạch hỗ trợ từ 4-6 lớp đào tạo nghề may cho lao động nông thôn từ nguồn vốn khuyến công giúp các đơn vị vượt qua khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh./.
 

Nguồn: Sở Công Thương Tỉnh Quảng Bình
Link nguồn

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.088.864