VITIC
Thị trường thế giới

Lực mua ‘chiếm lĩnh’ trên thị trường hàng hóa nguyên liệu

21/11/2023 11:00

- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Thuỷ sản tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu Nông sản tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Rau quả tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Gạo tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Sắt thép tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Nhựa, hoá chất tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Phân bón tại đây;

- Xem thêm Thông tin hoạt động logistics trong xuất khẩu tại đây;


Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực mua hoàn toàn áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần, hỗ trợ chỉ số MXV-Index chốt ngày 20/11 tăng mạnh 1,16% lên 2.211 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở cũng ghi nhận mức tăng gần 7% so với ngày trước đó, đạt trên 3.900 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm nông sản, chiếm đến 38% tổng khối lượng giao dịch của toàn thị trường.

Thị trường kỳ vọng OPEC+ siết thêm sản lượng để tăng giá dầu 

Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần 20/11, giá dầu tăng hơn 2% nhờ kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cắt giảm thêm sản lượng trong cuộc họp ngày 26/11. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 2,35% lên 77,83 USD. Dầu Brent chốt ngày tại 82,32 USD/thùng, tăng 2,12% so với phiên trước.  

Ngày càng nhiều tổ chức cho rằng thủ lĩnh nhóm OPEC, Saudi Arabia sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng sang năm 2024. Ngân hàng JPMorgan cho rằng OPEC+ có thể siết mạnh tay hơn tới 1 triệu thùng/ngày để giải quyết vấn đề nhu cầu yếu tiềm ẩn trong nửa đầu năm tới do suy thoái kinh tế, dẫn đầu là các quốc gia phát triển.

Trong khi đó, theo ngân hàng Thụy Điển SEB nếu Saudi Arabia đơn phương cắt giảm, sản lượng trung bình của nước này sẽ duy trì ở mức 9 triệu thùng/ngày trong năm 2024. Mặc dù vậy SEB dự báo kịch bản sản lượng của quốc gia này có thể sẽ giảm xuống còn 8,5 triệu thùng/ngày trong quý I/2024, từ mức 9 triệu thùng/ngày thời điểm hiện tại. Saudi Arabia cũng có thể yêu cầu một số thành viên OPEC khác tham gia điều tiết thị trường là Iraq, Kuwait và UAE. 

Tăng thêm mối lo nguồn cung toàn cầu thắt chặt, báo cáo “Triển vọng Năng lượng châu Phi 2024” của Phòng Năng lượng châu Phi (AEC) cho biết sản lượng dầu châu Phi trung bình năm 2023 và 2024 dự kiến sẽ tương đối ổn định ở mức khoảng 6,77 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, sản lượng hàng tháng có thể sẽ ảm đạm hơn khi được dự báo giảm từ 6,9 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2024 xuống khoảng 6,62 triệu thùng/ngày vào tháng 12/2024. 

Ngoài ra, rủi ro vận chuyển tại Trung Đông cũng làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu từ khu vực, thúc đẩy lực mua trên thị trường. Thêm vào yếu tố hỗ trợ giá, lực lượng cảnh sát biển Mỹ cho biết có tới 1,1 triệu gallon dầu, khoảng 26.000 thùng có thể đã tràn vào Vịnh Mexico sau vụ rò rỉ đường ống ngoài khơi bờ biển Louisiana. Sự cố tràn dầu làm gia tăng rủi ro nguồn cung gián đoạn, củng cố lực mua.

Nhà đầu tư tăng vị thế mua ròng, giá Arabica lấy lại đà tăng

Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá hai mặt đường đồng loạt khởi sắc. Cụ thể, giá đường 11 tăng 1,4% và giá đường trắng cao hơn 1,33% so với mức tham chiếu. MXV cho biết việc giá dầu thô tăng mạnh đã kéo theo giá đường đi lên.  

Theo đó, giá dầu thô WTI tăng 2,35% trong phiên hôm qua đã thúc đẩy các nhà máy ép mía tại Brazil ưu tiên lượng mía ép cho chiết suất ethanol, loại nhiên liệu sinh học được sản xuất từ mía đường. Điều này khiến nguyên liệu đầu vào của hoạt động sản xuất đường tại Brazil có thể giảm, từ đó hạn chế nguồn cung đường.  

Ở chiều ngược lại, sau hai phiên tăng liên tiếp, giá bông bắt đầu tuần mới với mức giảm 1,2% so với tham chiếu. Hoạt động bán khống của giới đầu cơ đã lấn át hỗ trợ giá từ việc đồng USD yếu đi. Theo CFTC, tính đến ngày 14/11, các nhà đầu cơ đã tăng vị thế bán ròng thêm 6.283 hợp đồng lên 11.550 hợp đồng.  

Giá dầu cọ giảm nhẹ 0,03% so với mức tham chiếu khi số liệu xuất khẩu giảm tại Malaysia. Công ty giám định độc lập AmSpec Agri Malaysia cho biết Malaysia xuất 855.888 tấn các sản phẩm dầu cọ trong 20 ngày đầu tháng 11, giảm gần 2% so với cùng kỳ tháng trước.   

Trong khi đó, thị trường cà phê ghi nhận diễn biến trái chiều. Chốt ngày, giá Arabica đảo chiều tăng mạnh 2,7% so với mức tham chiếu. Giới đầu cơ tiếp tục đặt cược vào đà tăng giá và tồn kho cà phê đã neo ở mức thấp kỷ lục khiến giá gần như lấy lại những gì đã mất trong hai phiên cuối tuần trước.  

Thị trường hiện kỳ vọng Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) sẽ kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ. Theo Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), trong tuần kết thúc ngày 14/11, giới đầu cơ đã tiếp tục tăng vị thế mua ròng.  

Đồng thời, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US tiếp tục duy trì tại mức thấp nhất trong hơn 24 năm với 289.699 bao loại 60kg. Bên cạnh đó, tỷ giá USD/BRL giảm hơn 1% trong phiên hôm qua cũng phần nào hạn chế bán từ phía nông dân Brazil do thu về ít ngoại tệ hơn.  

Trái ngược với lực tăng của giá Arabica, giá Robusta trong phiên hôm qua đã biến động mạnh và kết phiên với mức giảm nhẹ 0,63%. Theo MXV, tác động trái chiều giữa lo ngại về hoạt động thu hoạch cà phê tại Việt Nam và sự cải thiện tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU đã tạo nên sự rung lắc mạnh đối với giá Robusta trong ngày hôm qua.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam cho biết mưa sẽ quay lại vùng vành đai cà phê nửa cuối tuần này. Thay đổi thời tiết có thể khiến quá trình thu hoạch cà phê của nông dân bị chậm lại, đặc biệt khi giai đoạn thu hoạch chính bắt đầu. Điều này làm dấy lên lo ngại khả năng đảm bảo nguồn cung Robusta trong thời gian tới.  

Trong khi đó, lượng cà phê Robusta trên Sở ICE-EU kết ngày 19/11 đã tăng thêm 580 tấn, lên 39.310 tấn, là yếu tố quyết định đà suy yếu của giá trong hôm qua.

Cùng chung xu hướng giá thế giới, trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (ngày 21/11), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ đồng loạt giảm 500 đồng/kg, đưa giá thu mua cà phê trong nước về mức 57.600 - 58.300 đồng/kg.

 

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.001.784