Lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan
Sau khi lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan, Hiệp hội thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam và một số doanh nghiệp được cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất và đăng website xin ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2020/TT-BCT quy định lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu, đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.
Theo đó, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, nếu nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền thì việc nhập khẩu hoặc tái xuất đó chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Đối tượng áp dụng là các thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan; các tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan. Hàng hóa được áp dụng là cả hàng hóa nước ngoài tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan nếu hàng hóa đó được nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền kể từ ngày 1/1/2021. Trước ngày 1/1/2021 tiếp tục thực hiện theo các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc đối tượng nêu trên, cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền, Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới
Chi tiết bản tin xem tại đây;
Phòng Truyền thông
-
Mặc dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng sau những nỗ lực kiểm soát và thích nghi với các biến động do dịch bệnh của các quốc gia và vùng lãnh thổ, cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu có cơ sở để hy vọng hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ ổn định trở lại từ giữa quý II/2020.
-
Do tác động gia tăng của dịch cúmCOVID-19 đối với nền kinh tế của Trung Quốc và thế giới, các chuyên gia nhìn chung đều giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020, theo đó tăng trưởng sẽ giảm khoảng 0,2-0,3 điểm phần trămso với năm 2019.
-
Trong tháng 5/2020, tỷ giá trung tâm của NHNN nhìn chung không có nhiều biến động dù trên thế giới đồng USD chịu tác động mạnh bởi các thông tin địa chính trị. Nhu cầu về ngoại tệ thông suốt, các ngân hàng đáp ứng đầy đủ nguồn cung. Điều này đã khiến cho thị trường ngoại hối trong nước hoạt động lành mạnh, hiệu quả, góp phần tích cực vào hoạt động mua bán xuất nhập khẩu hàng hóa được thuận lợi.
-
Theo thông tin từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu