Công nghiệp hỗ trợ dệt may ảnh hưởng do nhu cầu giảm tại Mỹ và EU
Sang tháng 4/2020, tình hình dịch bệnh bùng phát tại châu Âu và Mỹ, các đối tác ở 2 thị trường này tiếp tục đồng loạt cắt đơn hàng với số lượng lớn hơn, đề nghị giãn thời gian giao hàng tới 3 - 4 tháng, chờ thị trường phục hồi trở lại. Hiện nay, các DN chuyên may hàng xuất khẩu đi EU và Mỹ đều không còn đơn hàng để sản xuất. Trong khi đó, sự phục hồi của thị trường này hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của dịch Covid-19.
Hiện nay, thị trường Mỹ đang chiếm tỷ trọng đến 40% và EU khoảng 12% tổng giá trị xuất khẩu của các DN dệt may Việt Nam. Bởi vậy, động thái tạm ngừng nhập khẩu của Mỹ và EU chắc chắn sẽ tác động mạnh tới xuất khẩu dệt may thời gian tới. Theo phản ánh của một số DN, nếu Mỹ và EU ngừng nhập khẩu hàng dệt may trong nhiều tháng tới, khả năng nhiều DN ngành dệt may sẽ không cầm cự nổi. Nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước và sự chia sẻ khó khăn của người lao động, các đơn vị trong lĩnh vực này có nguy cơ phá sản rất cao.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2020, sản lượng các sản phẩm vải đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, vải dệt thoi từ sợi tơ (filament) tổng hợp đạt 103,88 triệu m2, giảm mạnh (21,34%); vải dệt thoi từ sợi bông có tỷ trọng bông từ 85% trở lên đạt gần 115,75 triệu m2, giảm 2,82%; vải dệt thoi khác từ sợi bông đạt 32,95 triệu m2, giảm 2,63%; vải dệt thoi từ sợi tơ (filament) nhân tạo đạt sản lượng cao nhất 236,34 triệu m2, giảm 1,84%.
Trong khi đó, sản xuất sợi, sản phẩm sợi tơ (filament) tổng hợp đạt sản lượng cao nhất 472,47 nghìn tấn, giảm nhẹ 083% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là sợi xe từ các loại sợi tự nhiên: bông, đay, lanh, xơ dừa, cói... đạt 286,99 nghìn tấn, tăng 7,82%. Sản xuất sợi từ bông (staple) tổng hợp có tỷ trọng của loại bông này dưới 85% đạt hơn 65,46 nghìn tấn, tăng 4,05%
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Mọi thông tin Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Công nghiệp
Địa chỉ: Phòng 602 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng,
phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024. 37150530 Fax: 024.37150489
Phòng TTCN
-
Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ trong niên vụ 2019/2020, sản lượng ngô toàn cầu dự kiến đạt trên 1,11 tỷ tấn, tăng nhẹ so với dự báo trước và giảm so với 1,12 tỷ tấn của niên vụ 2018/19
-
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm lốp xe khách và lốp xe tải hạng nhẹ (PVLT tires) có xuất xứ từ Hàn Quốc, Đài Loan-Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
-
Nhập khẩu nguyên phụ liệu (NPL) dược phẩm về Việt Nam đạt 95,93 tấn với kim ngạch 2,46 triệu USD, giảm 9,24% về lượng và giảm 27,65% về trị giá so với kỳ trước. Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất
-
Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Đức trong tháng 4/2020 đạt 12 triệu USD