VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Xuất khẩu cà phê dự báo sẽ khả quan hơn trong thời gian tới

23/10/2019 15:57
Xuất khẩu cà phê dự báo sẽ khả quan hơn trong thời gian tới

Tháng 9/2019 - tháng cuối của niên vụ cà phê 2018 - 2019, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới giảm so với tháng 8/2019, giá cà phê Arabica tăng.

Báo cáo thị trường cà phê mới nhất của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết, ước tính niên vụ cà phê 2018/2019 kết thúc với mức dư thừa 4,96 triệu bao, nâng dư thừa 2 niên vụ cà phê liên tiếp lên khoảng 7 triệu bao. Đây là một trong các yếu tố giải thích chính cho mức giá cà phê thấp thời gian gần đây. Mặt khác, giá cà phê thế giới giảm còn do đồng tiền Reais của Brazil duy trì ở mức thấp tiếp tục thúc đẩy người Brazil mạnh tay bán, trong khi dự báo tình hình thời tiết thuận lợi cho các vùng trồng cà phê chính ở miền Nam nước này.

Thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng thị trường thế giới. So với tháng 8/2019, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 100 đ/kg xuống còn 32.400 - 33.400 đ/kg. Nhìn lại 9 tháng đầu năm 2019, giá cà phê trong nước biến động giảm với mức giảm 100 – 200 đ/kg so với cuối năm 2018.

Xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm
Theo số liệu thống kê mới công bố của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2019 Việt Nam xuất khẩu 92,3 nghìn tấn cà phê, trị giá 168,7 triệu USD, giảm lần lượt 19,1% về lượng và 14,4% về trị giá so với tháng 8/2019. Lũy kế 9 tháng 2019, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,26 tỷ tấn, trị giá hơn 1,27 tỷ USD, giảm lần lượt 12,5% và 20,9% về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Về chủng loại: Tháng 8/2019, xuất khẩu các chủng loại cà phê đều giảm so với tháng 8/2018. Tính chung 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê Robusta, cà phê chế biến và cà phê Excelsa tăng về lượng với mức tăng lần lượt là 0,6%, 0,1% và 6,4% so với cùng kỳ năm 2018; xuất khẩu cà phê Arabica giảm 20,4%.

Riêng cà phê Robusta tháng 8/2019 xuất khẩu giảm 28,9% về lượng và giảm 37% về trị giá, đạt 96,6 nghìn tấn, trị giá 144 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1,714 triệu tấn, trị giá 1,514 tỷ USD, tăng 0,6% về lượng nhưng giảm 13,3% về trị giá so với 8 tháng đầu năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sang Đức, Tây Ban Nha, Ý, Nga, Bỉ… tăng; xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ... giảm.

Đáng chú ý là cà phê Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc 8 tháng bị giảm thị phần. Theo số liệu thống kê từ Ủy ban thương mại quốc tế Hàn Quốc, nhập khẩu cà phê của nước này trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 439,67 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 2,1% về trị giá so với 8 tháng đầu năm 2018. Hàn Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ê-ti-ô-pi-a, Hoa Kỳ nhưng giảm nhập khẩu từ Việt Nam, Hon-đu-rát, Goa-tê-ma-la, Pê-ru, Kê-ni-a, Ấn Độ. Trong đó, Bra-xin là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc trong 8 tháng đầu năm 2019, thị phần tăng từ 19,7% trong 8 tháng đầu năm 2018 lên 19,8% trong 8 tháng đầu năm 2019. Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 2 cho Hàn Quốc nhưng do Hàn Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam nên thị phần cà phê Việt Nam tại nước này giảm từ 19,1% trong 8 tháng đầu năm 2018 xuống 18,3% trong 8 tháng đầu năm 2019.

Dự báo xuất khẩu khả quan hơn trong thời gian tới
Để giải quyết cuộc khủng hoảng giá cà phê giảm thời gian qua, tại phiên họp thứ 125 của ICO diễn ra từ ngày 23-27/9/2019, đại diện ngành cà phê các nước xuất khẩu và nhập khẩu trên thế giới, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân đã họp bàn tại London để thống nhất các hành động chung. Theo đó, các nhà rang xay và thương nhân hàng đầu đã ký một tuyên bố lịch sử về sự bền vững kinh tế của ngành cà phê thế giới. Đây là lần đầu tiên tất cả các bên liên quan về cà phê hàng đầu, từ khắp nơi trên thế giới, đồng ý cùng với các đại diện của Chính phủ thể hiện cam kết mạnh mẽ cùng thực hiện các giải pháp cho sự phát triển bền vững và toàn diện của ngành cà phê theo tinh thần giá trị chung và quyết tâm để đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Nhờ vậy, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới thời điểm cuối tháng 9/2019 mặc dù vẫn giảm so với tháng 8/2019, nhưng tốc độ giảm giá đã chậm lại. Ngoài ra, thông tin về nguồn cung cà phê khan hiếm tại Việt Nam - nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 toàn cầu, cũng tác động tích cực lên giá cà phê.

Nhờ những lực đỡ nói trên, dự báo trong ngắn hạn, giá cà phê thế giới sẽ phục hồi khả quan hơn, tác động tích cực đến tình hình xuất khẩu cà phê nói chung và của Việt Nam nói riêng.
-----------******-----------
 Bên cạnh đó, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại số tháng 10/2019 còn có những thông tin đáng chú ý như:
 
Môi trường kinh doanh
Phát triển ngành cơ khí Việt Nam hội nhập quốc tế
Giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó các tranh chấp thương mại
 
Thị trường - Ngành hàng                                                                 
Xuất khẩu cà phê dự báo sẽ khả quan hơn trong thời gian tới
Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong xu thế hội nhập toàn cầu
 
Người Việt - Hàng Việt                                                                     
Kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt tại các vùng sâu, vùng xa
 
Quốc tế - Hội nhập
Bảo hộ nhãn hiệu thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ
Thị trường hàng nông thủy sản Trung Quốc - Những đổi mới trong nhập khẩu hàng hóa
 
Khuyến công
Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0
Hà Nội: Phát huy hiệu quả công tác khuyến công
Thái Bình: Nâng cao chất lượng hoạt động khuyến công
 
Trên đường phát triển
Đà Nẵng: Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh
Tiền Giang: Phát huy lợi thế, bứt phá vươn lên
 
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ:
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại
- Địa chỉ: Phòng 509 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn
Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
- Điện thoại:  024 3715 2179/ 37152202; Fax: 024 3715 2202
 
Người liên hệ:    
- Mr. Tuấn;                 0913535939   (tuanvq.vtic@gmail.com)
- Mrs Việt Hằng;        0989153746  ( hanglecnvn@gmail.com)

 
Tạp chí DNTM
Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.020.884