VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

CPI tiếp tục giảm trong tháng 11

01/12/2020 08:53

Báo cáo của Tổng cục thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 giảm 0,01% so với tháng 10, tăng 0,08% so với tháng 12/2019 và tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2020 tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước.

Đóng góp vào mức giảm 0,01% của CPI tháng 11 là một số nhóm hàng hoá và dịch vụ giảm giá như giao thông, giá ôtô, bưu chính viễn thông.

Cụ thể, nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 0,47% do ảnh hưởng của hai đợt giảm giá xăng, dầu vào 27/10 và 11/11. Theo đó, chỉ số giá xăng, dầu giảm 1,32% và khiến CPI chung giảm 0,05%.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa lũ nên nhu cầu sử dụng điện giảm làm chỉ số giá điện giảm 2,27% và giá nước sinh hoạt giảm 0,5%.


CPI giảm nhẹ trong 11 tháng

Trong rổ hàng hoá và dịch vụ tính CPI, giá ôtô mới cũng giảm 0,08%, ôtô đã qua sử dụng giảm 0,45% do các đại lý đưa ra nhiều gói ưu đãi để kích thích sức mua của người tiêu dùng. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17% do giá điện thoại di động giảm, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,06% do các công ty du lịch đưa ra các chương trình kích cầu du lịch nội địa.

Các nhóm hàng hoá giá gồm may mặc, mũ nón và giày dép tăng do nhu cầu mua sắm khi thời tiết chuyển mùa, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng chủ yếu do giá gas và dầu hoả tăng, đồ uống và thuốc lá, hàng ăn và dịch vụ ăn uống...

Trong nửa đầu năm, CPI bình quân 6 tháng tăng 4,19% so với bình quân cùng kỳ năm 2019, là mức tăng vượt chỉ tiêu Quốc hội giao trước đó. Tuy nhiên, từ đó đến nay, CPI đã được kiểm soát tương đối tốt và đã giữ ổn định với mức tăng 3,71% sau 10 tháng. Theo đại diện Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), từ nay đến cuối năm, dịch tả châu Phi có dấu hiệu bùng phát trở lại ở 1 số địa phương, gây lo ngại ảnh hưởng đến giá mặt hàng thịt lợn vào những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, giá đường cũng có xu hướng tăng trong tháng 11 do thế giới tăng nhu cầu sử dụng vào mùa đông.

Một số yếu tố như thời tiết chuyển mùa nên nhu cầu mua sắm hàng thu đông, thiết bị gia đình tăng nhẹ. Giá gas dự báo cũng sẽ tăng vào mùa đông do nhu cầu tăng cao. Nhu cầu điện nước cũng sẽ tăng trong mùa lạnh…

Cũng theo đại diện Cục Quản lý giá, tháng 11 là một trong 2 tháng cuối năm nên công tác theo dõi cung cầu, ổn định giá cả cần tiếp tục được đẩy mạnh để đảm bảo ổn định cung cầu hàng hóa khi nhu cầu tăng cao dịp cuối năm. Bên cạnh đó, tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại. Với nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm nên cần kiểm soát tốt dịch bệnh, tránh ảnh hưởng đến giá thịt lợn. Đồng thời, kiểm soát xuất nhập khẩu trái phép lợn hơi qua biên giới. Tăng cường kiểm soát, bình ổn giá các mặt hàng sử dụng ngân sách để mua nhằm tiết kiệm ngân sách.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, nếu không có biến động bất thường, CPI cả năm nay có thể đạt mức dưới 3,5%, thấp hơn con số mục tiêu mà Quốc hội giao (dưới 4%).
 

Nguồn: Báo Công thương điện tử
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Thúc đẩy tự do lưu thông hàng hóa tại 5 nước ASEAN và Việt Nam
    Các thương nhân mua bán hàng hóa qua biên giới trong khối ASEAN có thể tận dụng Hệ thống quản lý quá cảnh hải quan trực tuyến mới – Hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS), để đẩy nhanh thương mại hàng hóa bằng đường bộ trong ASEAN.
  • Giảm chi phí logistics: Không thể chậm trễ
    Chi phí dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đương 20,9% GDP, cao hơn nhiều các nước trong khu vực, cao gấp gần 2 lần nước phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu là 14%. Do đó, việc triển khai các giải pháp để giảm chi phí logistics là không thể chậm trễ.
  • Xuất siêu kỷ lục, hàng chục mặt hàng vượt mốc 1 tỷ USD
    Tổng cục Thống kê cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 11 tháng năm nay đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế thế giới.
  • Ngành lâm nghiệp hướng đến mục tiêu xuất khẩu 13 tỷ USD
    Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn khẳng định, ngành lâm nghiệp đang từng bước trở thành ngành kinh tế vì môi trường, dân sinh, góp phần phát triển bền vững đất nước về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.020.089